Thị trường vải lụa Việt Nam

Việt Nam may mắn có thị trường vải khá phong phú. Điểm bán được trải đều từ các chợ lớn, chợ nhỏ đến các trung tâm thương mại ở môi thành phố.

Ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc, bạn sẽ khó tìm thấy những gian hàng như vậy.
Lý do thì có nhiều, nhưng một trong những điều chính là:
Giá công may trang phục tại đây rất đắt. Thường chỉ có những gia đình giàu có mới đủ điều kiện để mặc đồ theo số đo riêng.

Giá nhân công đắt dẫn tới việc sản xuất tại nước sở tại cao. Các công ty dệt vải thường được đặt ở các nước sản xuất outsource như Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma-rốc, Ấn Độ,...

Nền công nghiệp Fast Fashion phát triển. Xu hướng tiêu dùng của Âu, Mỹ , Úc hầu hêt là những sản phẩm có sẵn. Họ không muốn bỏ rủi ro về chi phí khi may trang phục

Có lợi thế về độ rộng của thị trường nhưng ở Việt Nam chúng ta vẫn thiếu rất nhiều yếu tố chất lượng
Chất lượng ở đây không chỉ là chất lượng sợi vải hay chất lượng dệt, chúng ta còn thiếu cả chất lượng thông tin.
Hầu hết những kiến thức bạn biết về vải đều do người bán nói. Họ gọi đây là vải lụa thì bạn biết đó là vải lụa, họ nói đấy là vải "tuýt" thì bạn biết đó là một loại vải gì đó tên "tuýt". Độ xác thực thông tin vẫn khá... bấp bênh (như tình trạng chúng ta với Covid virus vậy). 


Nói cụ thể về lụa, tại Chợ Vải từ Bắc vào Nam bạn có thể tìm thấy những loại lụa bán giá sỉ/buôn 15-20.000 đến những loại lụa 100-200.000. Nếu mang những loại vải này đi thẩm định, chắc chưa cần đưa vào máy kiểm tra, bất cứ chuyên gia nào cũng có thể trả lời bạn luôn rằng: với số tiền đó còn chưa đủ mua tơ chứ đừng nói là dệt nên một tấm lụa, và lại còn có lãi. Dĩ nhiên rồi, chẳng ai đi buôn bán lỗ bao giờ, bởi chúng ta đâu có làm từ thiện, chúng ta kinh doanh mà.

Bởi thế, để có thế mua được tấm vải đúng chất lượng tại Việt Nam hiện nay vẫn nhờ "lòng tin" là chính.

Các bài khác